Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ

Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ là giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới. Để Cây Đàn Hương sinh trưởng tốt đòi hỏi những điều kiện nhất định. Mời bà con tham khảo Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ mà Vuacaytrong chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, bà con có cách nhìn chi tiết hơn trước khi quyết định xuống giống loài cây này.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương
Rừng Đàn Hương cây ký chủ Keo

Giá Trị Của Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ:

Cây Đàn Hương Trắng được loài cây được đánh giá là  cây “vàng ròng” hay cây “hoàng kim” của thế giới. Nó có tên gọi khoa học là Santalum album, phân bố đa số ở Ấn Độ. Vì thế Đàn Hương Trắng Ấn Độ trở thành tên gọi mà bà con hay dùng.

Gỗ của cây Đàn Hương được gọi bằng cái tên “Vương Mộc”. Tuy nhiên, phần quý nhất của Cây Đàn Hương lại không phải là gỗ mà là tinh dầu của nó. Vì thế, các bộ phận trên cây Đàn Hương có chứa tinh dầu đều mang giá trị nhất định. Từ cành, lá đến quả… đều có giá trị sử dụng cao và tốt cho con người. Tất nhiên, lượng tinh dầu chứa trong lõi chính của Cây Đàn Hương là nhiều nhất và chất lượng cao nhất.

Đàn Hương có 2 loại chính, Đàn Hương Trắng và Đàn Hương Đỏ. Giá trị tinh dầu trong cây Đàn Hương Trắng được đánh giá cao hơn và thực tế bán được giá hơn. Vì vậy, Đàn Hương Trắng Ấn Độ được khai thác kinh tế là chủ yếu.

Theo một số báo cáo trong hội thảo của FAO (Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc) năm 2011: Ấn Độ giảm mạnh sản lượng Đàn Hương do khai thác quá mức và buôn lậu… Như vậy, đây cũng là cơ hội cho những quốc gia khác phát triển cây Đàn Hương đang có giá trị kinh tế cao này.

Yêu Cầu Thổ Nhưỡng Của Cây Đàn Hương

Vùng đất phù hợp để xây dựng khu vực canh tác thuận lợi cho Cây Đàn Hương phát triển lõi gỗ nhanh và chất lượng:

•  Vườn trồng Cây Đàn Hương nên thiết lập ở vùng đất nhận được nhiều ánh sáng.

•  Khu vực đất trồng phẳng hoặc độ dốc tương đối nhẹ.

•  Khu vực đất xuống giống có lẫn sỏi phía dưới hoặc tầng đất bên dưới có lẫn đá.

•  Khu canh tác bà con nên chọn những khu vực có thoát nước tốt, tránh vùng trũng hoặc vùng hay bị ngập nước.

•  Vườn trồng không nên lựa chọn những vườn đã từng bị nhiễm sâu bệnh hoặc xung quanh không có những loài cây mang các loại nấm và sâu hại khác. Tốt nhất là vườn mới và thoáng đãng nhiều ánh sáng.

•  Cây không ưa nước nên bà con xuống giống tại khu vực đất ít mưa, có mùa khô trong năm là tốt nhất.

Cây Đàn Hương phù hợp trồng ở các vùng Cao nguyên. Độ cao dưới 1800m so với mực nước biển trở xuống. Trên vùng đồi thấp có nhiều cây bụi bà con nên trồng xen canh vừa đỡ diện tích vừa tiện công chăm bón.

Để Cây Đàn Hương phát triển thuận lợi bà con cần lưu ý vấn đề cỏ dại. Cỏ nhiều khi là nguyên nhân dẫn đến rừng trồng Đàn Hương bị suy yếu dẫn đến thất bại. Lựa chọn vùng đất ít cỏ dại sẽ đỡ tốn công lao động làm cỏ. Vùng đất nhiều cỏ dại cần phải thường xuyên làm sạch hàng tuần.

Điều Kiện Về Nhiệt Độ Và Lượng Mưa

Về nhiệt độ: Cây Đàn Hương thích hợp nhất ở dải nhiệt độ 10- 40 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn ngưỡng thì cây không sinh trưởng được, các chồi của cây chuyển sang chế độ ngủ. Nếu không có sương giá cây tạm thời  ngủ nghỉ ở 0 độ C, xuống thấp nữa lá cây bị rét hại.

Như vậy, vùng thích nghi nhiệt của Cây Đàn Hương khá thấp. Nhiệt bình quân ngày trên 10 độ C là thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng.

Lượng mưa hàng năm: Cây Đàn Hương có nhu cầu không nhiều về nước. Hàng năm lượng mưa từ  600mm/năm đến 1600mm/năm là phù hợp.

Khoảng Cách Trồng Trồng Cây Đàn Hương

Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ là loài cây bán kí sinh. Nó phát triển nhờ cộng sinh với bộ rễ của cây chủ.

Hiện nay trên thị trường cây giống, cây Đàn Hương con thường được sử dụng bộ rễ của cây cỏ lạc, cây thì là… Khi xuống bầu, cần cây chủ khác có bộ rễ khỏe và mạnh hơn để Đàn Hương phát triển lâu dài.

Vì thế khoảng cách kỹ thuật giữa cây chủ và cây Đàn Hương khi bà con trồng rất quan trọng. Khoảng cách thường được áp dụng theo tiêu chuẩn là 5mx5m hoặc 3mx6m giữa các cây Đàn Hương. Khoảng cách giữa các cây chủ là 15m so le giữa các hàng. Nên chú ý sao cho mỗi cây Đàn Hương xoay quanh nó 5 đến 6m đều có ít nhất 1 cây chủ để có thể mượn bộ rễ cho sự phát triển.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương
Khoảng cách trồng cây Đàn Hương

Nếu tán của cây ký chủ nhỏ (như cam, chanh) thì khoảng cách giữa các cây Đàn Hương là khoảng 4m, giữa chúng trồng 1 cây chủ. Nếu cây ký chủ tán lớn (vd: cây bưởi) thì giãn khoảng cách từ 4m thành 6m, giữa chúng trồng 1 cây chủ.

Bà con cần tính toán lựa chọn cây ký chủ ngắn hạn và cây ký chủ dài hạn sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây Đàn Hương.

Kỹ Thuật Đào Hố Trồng Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ

Kỹ Thuật Trồng Cây Đàn Hương
Cây ký chủ Thì Là

Đào Hố

Hố yêu cầu khoảng 40cm x 40cm. Đào hố xong, tốt nhất bà con nên phơi đất khoảng nửa tháng hoặc 10 ngày. Sau đó thực hiện việc bón lót phân chuồng hoai hoặc những phân  hữu cơ phù hợp khác (khoảng 5 đến 10kg).

Xuống Bầu

Trên hố đã đào và bón lót, bà con đào lỗ lớn hơn đường kính bầu khoảng 5cm, thả bầu và cắt túi bầu nilon xuống sao cho vừa bằng với mặt hố. Nén nhẹ xung quanh gốc cẩn thận không làm gãy, nát cây ký chủ ban đầu quanh gốc của cây giống (thường là cây cỏ lạc)

Bà con có thể trồng thêm 1 vài cây đậu triều cách gốc bầu khoảng 0,5m. Cây này chính là cây ký chủ chuyển tiếp cho cây Đàn Hương mới xuống giống.

Kỹ Thuật Chọn Cây Ký Chủ Khi Trồng Cây Đàn Hương

Đàn Hương Trắng Ấn Độ như bà con đã biết, nó là cây bán ký sinh. Do có những vi chất cây không tự tổng hợp được nên cần mượn những bộ rễ của cây khác. Cây này được gọi là cây ký chủ.

Rễ cái (rễ chính) của cây Đàn Hương ký sinh trên cây chủ. Các rễ con có nhiều giác hút bám vào rễ cái của cây chủ và lấy dinh dưỡng từ đó. Chính vì vậy, những cây thuộc họ đậu sẽ hỗ trợ cây Đàn Hương rất tốt, nhất là giai đoạn cây con.

Từng giai đoạn phát triển của Cây Đàn Hương mà bà con sử dụng cây ký chủ cho phù hợp.

  • Giai đoạn ươm giống cây Đàn Hương

Cây ký chủ lúc này thường do các nhà vườn cung cấp giống Đàn Hương sử dụng. Thường là cây cỏ lạc, cây rau rệu hoặc cây kim tiền thảo… Các cây ký chủ lúc này ưu tiên những cây họ đậu, nhỏ và bộ rễ tổng hợp được nhiều đạm.

  • Cây ký chủ chuyển tiếp

Sử dụng cây họ đậu dạng cây bụi lớn. Có tuổi thọ khoảng 2 đến 5 năm. Cây chuyển tiếp được trồng gần cây Đàn Hương. Tốt nhất nên dùng cây Đậu triều cho giai đoạn này.

  • Cây ký chủ dài hạn

Cây ký chủ này sẽ là “bộ rễ” của cây Đàn Hương trong giai đoạn trưởng thành. Nó giúp cây Đàn Hương tổng hợp những chất vi lượng cần thiết mà Đàn Hương không tự tổng hợp được. Cây ký chủ giai đoạn này rất quan trọng cho sự phát triển ổn định và lâu dài của cây Đàn Hương. Mật độ trồng cây ký chủ trồng tương đương với mật độ cây Đàn Hương. Khoảng cách gần cây Đàn Hương tối thiểu 3m. Bà con nên sử dụng cây có múi như Chanh, Bưởi … hoặc có thể là Cà Phê, Phi Lao, Sưa…

Thời Điểm Phù Hợp Trồng Cây Đàn Hương Trắng

– Khu vực miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ:  Thời điểm xuống giống thuận lợi là  tháng 2 đến tháng 4  hoặc từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch.

– Khu vực Nam Trung Bộ: Thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.

– Vùng Tây Nguyên: Thời điểm tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch (đầu mùa mưa đến gần cuối mùa mưa)

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ

Kỹ thuật tỉa cây Đàn Hương

Mục tiêu của việc trồng cây Đàn Hương Trắng Ấn Độ là thu hoạch lõi gỗ chất lượng. Vì thế việc tỉa cây đúng kỹ thuật khi trồng cây Đàn Hương sẽ giúp cây phát triển lõi gỗ tốt nhất. Trong 3-4 năm đầu tiên việc cắt tỉa tạo cơ hội cho cây phát triển lõi gỗ duy nhất và chất lượng.

Việc phát triển lõi gỗ trong cây Đàn Hương nói chung và cây Đàn Hương Trắng nói riêng bắt đầu xảy ra từ rễ chính. Từ rễ lên thân chính sẽ là phần cho lõi gỗ tốt nhất. Nếu cây phân nhánh sẽ làm chậm quá trình phát triển lõi gỗ thẳng đứng. Gỗ thịt trong trong các nhánh ít hơn nhiều so với 1 thân chính có cùng kích thước tương đương.

Phân biệt cành chính Đàn Hương
Phân biệt cành cạnh tranh
Tỉa cành Đàn Hương
Ngắt cành cạnh tranh
Cắt cành Đàn Hương
Tỉa cành chia thân, cành cạnh tranh

Kỹ thuật tạo dáng cho cây Đàn Hương

Tạo dáng từ khi cây còn nhỏ là phương pháp hiệu quả vì loại bỏ ít cành lá nhất. Việc cắt tỉa tạo dáng này giúp loại trừ ngay từ ban đầu những phần thừa tiêu hao dinh dưỡng của cây. Dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi những bộ phận chính của cây. Bà con nên thường xuyên cắt tỉa cành nhánh.

Kỹ thuật cắt tỉa cây Đàn Hương theo mẫu

Một cây Đàn Hương thông thường nên cắt tỉa 1 lần/năm. Việc này chính là để đưa cây trở thành cây đạt chuẩn với 1 thân duy nhất. Bà con cần chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng như kéo cắt cành, kéo tỉa để thực hiện. Việc tạo mẫu này áp dùng cho cây trẻ khoảng 4 năm  tuổi. Cây già hoặc vượt quá độ tuổi không nên cắt vì rủi ro thối tâm gỗ hoặc tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

Cây Đàn Hương Được Cắt Tỉa Tạo Dáng Đúng Kỹ Thuật

  • Cây chỉ có một thân và một cành chính thẳng đứng
  • Cây chỉ có một tán kéo dài chiếm gần 2/3 chiều cao của cây. Nếu vườn rừng thoáng đãng và đủ ánh sáng, sẽ đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh.
  • Với hình dạng thuôn nhọn về phía đầu của cây như hình dưới sẽ tạo thế cân bằng cho cây, trọng tâm cây ở dưới thấp, rất vững chãi.
  • Hình thứ 2 với hình dạng cắt tỉa tán tròn, sẽ làm trọng tâm của cây đẩy lên cao, cây dễ nghiêng đổ. Các cành nhánh phía dưới bị chắn sáng, quang hợp kém.
Cây Đàn Hương
Tạo dáng đúng
Cây Đàn Hương
Tạo dáng chưa đúng

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *