Cách Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng

Cách Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng rất quan trọng . Để cây khỏe mạnh cho sản lượng tốt và chất lượng trái cao thì cách bón phân là điều cần lưu ý. Bón phân đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm làm tuổi thọ cây tăng, sâu bệnh ít. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây:

Nhu cầu về dinh dưỡng của Cây Sấu Riêng qua từng giai đoạn phát triển không giống nhau. Mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu của cây là khác nhau. Ngoài ra, bà con cần chú ý lựa loại phân mình sử dụng, thổ nhưỡng vườn cây và đúng cách cho từng loại phân.

Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng

Phân Loại Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng

Phân bón vô cơ: Sử dụng phân bón vô cơ sẽ đáp ứng nhu cầu của cây rất nhanh. Vì dinh dưỡng có hàm lượng cao trong phân vô cơ. Việc bón loại phân này tiêt kiệm được chi phí công và khá dễ theo dõi. Đạm, Lân, Kali, hoặc N-P-K là những loại phân vô cơ thường dùng để bón cho cây Sầu Riêng. Bà con bón liều lượng tùy thuộc theo giai đoạn phát triển của cây. Dù vậy, việc dùng phân vô cơ có thể làm xấu đất, đât chua, chai…. dẫn đến hạn chế hệ vi sinh vật trong vườn và cây khó hấp thụ, làm cây dễ mắc bệnh .

Phân bón hữu cơ: Hiện nay, nhiều bà con sử dụng phân bón hữu cơ cho vườn Sầu Riêng. Loại phân bón này giúp hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, đất tơi xốp hơn và giữ ẩm cho vườn cây.

Bón phân cho cây Sầu Riêng theo nhu cầu

Như trên, cây Sầu Riêng có nhu cầu về dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển. Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi. Ví dụ như: giai đoạn cây sinh trưởng thì nhu cầu nhiều hơn về Đạm, Lân, giai đoạn kết trái và nuôi trái thì cần nhiều Kali hơn.

Có nhiều giai đoạn mà bà con cần lưu ý để bón phân cho đúng: Bón lót, thúc, lúc đơm hoa, kết trái, nuôi trái…

Bón phân theo đặc điểm thổ nhưỡng

Khi bà con trồng cây Sầu Riêng thì cần xem vườn trồng thuộc vùng đất nào. Biết được đặc điểm về thổ nhưỡng khu vực đó mà cung cấp hoặc bổ sung hoặc giảm bớt lượng phân bón sao cho phù hợp, tránh lãng phí những vi chất đã có trong vùng đất đó.

Bón phân cho cây Sầu Riêng đúng thời điểm

Cây sầu riêng không phải lúc nào cần nhiều dinh dưỡng mới phát triển tốt. Nhiều khi bón quá nhiều cũng sẽ hạn chế cây phát triển. Vào một số thời điểm cần ngăn chặn cây ra đọt, ra lá non (hãm đọt). Một số thời điểm khác thì lại cần tăng lượng phân bón để tăng sức đề kháng cho cây trước môi trường…

Việc bón phân cũng phải xem mùa vụ hoặc thời tiết. Nếu lượng mưa lớn hoặc mưa kéo dài sẽ lãng phí phân bón vì bị trôi. Nếu thời tiết nắng, nóng có thể làm phân không tan hoặc bay hơi.

Các phương pháp bón phân

  • Bón lá: Bà con chuẩn bị bình phun, pha đúng liều lượng và xịt phun đều lên trên lá, nếu có thể phun được 2 mặt lá của cây là tốt nhất.
  • Bón gốc: Ta cần xới quanh gốc cây hoặc đào rãnh theo độ rộng của tán cây. Khu vực xới hoặc đào 10-30 cm sâu 10 -20cm, bỏ phân và vùi đất sau đó tưới nước đủ ẩm.

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng

Giai đoạn chuẩn bị đất xuống giống:

Trước khi xuống bầu cây giống, bà con cần chuẩn bị tốt phân bón lót như sau:

  • Trước khi trồng khoảng 1 tháng bà con sử dụng phân hữu cơ bón lót. Khoảng 5kg đến 7kg phân bón hữu cơ vi sinh trộn đều đất bỏ xuống hố trồng và lấp lại. Việc này chuẩn bị kỹ thì cây giống sầu riêng sẽ có dinh dưỡng sử dụng ngay khi xuống bầu.
  • Trước khi bón lót khoảng 10 ngày nửa tháng, bà con nên dùng vôi bột hoặc một số thuốc chuyên phòng nấm bệnh rải đều hoặc phun lên khu vực trồng. Bà con không nền bón vôi và phân hữu cơ cùng lúc vì vôi làm giảm tác dụng của phân bón lót hữu cơ vi sinh.

Giai đoạn cây con:

Giai đoạn này tương ứng với cây được từ 1 đến 3 năm tuổi. Giai đoạn này bà con có thể sử dụng phân như sau:

Phân vô cơ:

  • Sau khi xuống giống được 1 tuần bà con nên bón thêm phân hữu cơ vi sinh. Nếu có thể hãy bón lá cho cây để cây phát triển tán nhanh và rễ khỏe mạnh.
  • Trong năm đầu tiên mới trồng, có thể bón thêm lượng đạm cho cây theo tỷ lệ N:P:K/ 2:2:1 ước chừng 50gram/cây. Mỗi lần cách nhau 20 đến 30 ngày.
  • Năm 2 và năm 3 bà con thực hiện lặp lại quy trình như năm đầu với lượng phân bón tăng lên theo mức độ phát triển của cây.

Phân hữu cơ: Bà con nên áp dụng 10-15kg/cây/năm. Để giúp cây hấp thụ tốt, bà con nên chia ra làm nhiều lần bón.

Giai đoạn ra hoa đậu quả:

  • Giai đoạn chuẩn bị ra hoa.

+ Dùng vô cơ: Để cây tạo mầm hoa dễ dàng, bà con nên bón theo công thức NPK 10:50:17  khoảng 2-3kg/gốc trước khoảng 1 tháng. Có thể phối hợp vơi việc bón qua lá để giúp cây ra hoa tốt hơn.

+ Dùng hữu cơ: có thể tăng chất đệm cho đất, ổn định pH ở thời điểm này bà con dùng khoảng 5-10kg/gốc phân bón hữu cơ vi sinh.

  • Giai đoạn hình thành nụ hoa

+ Để tăng dưỡng chất cho quá trình hình thành nụ hoa của cây, bà con sử dụng NPK theo tỷ lệ 20:20:20, khoảng 2-3kg/cây. Có thể kết hợp thuốc phòng nấm, sâu ăn hoa.

cach-bon-phan-cho-cay-sau-rieng

+ Nếu giai đoạn này cây đột nhiên ra nhiều đọt non thì bà con sử dụng gấp 2 lượng NPK tỷ lệ 20:20:20 hoặc bổ sung phân bón lá giúp thúc đọt cây ra nhanh hơn để  tránh lá và nụ hoa cạnh tranh dinh dưỡng.

  • Giai đoạn kết trái

Khi  trái đạt đường kính khoảng 10cm đến 15cm, nên bón 2-3kg NPK tỷ lệ 12:12:17 cho 1 cây. Giai đoạn này cây đòi hỏi lượng Kali lớn hơn để trái phát triển tốt. Nếu có thể, bà con phun kết hợp các chế phẩm chuyên dùng để nuôi trái.

  • Giai đoạn trước khi trái chín

Để chất lượng quả thì giai đoạn này bà con nên bón NPK theo tỷ lệ: 16:16:8 với liều lượng khoảng 2kg-3kg/cây. Nếu co thể bón thêm phân vi lượng thì càng tốt.

Bón Phân Cho Cây

Giai đoạn sau thu hoạch trái

Tại thời điểm này, khi đã thu hoạch hết trái, để giúp cây phục hồi và đảm bảo năng suất cho mùa sau, bà con thực hiện việc tỉa cành và bón phân như sau:

  • Bón phân vô cơ: Lúc này, cây cần được cung cấp chủ yếu là Đạm và Lân để phục hồi. Bà con bón NPK theo tỷ lệ 18:11:5 với liều khoảng 2kg-3kg/cây.
  • Bón phân hữu cơ: Bà con nên bón khoảng 4kg-5kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 gốc. Bón khi thu hoạch gần hết vườn (khoảng 90%).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *