Cách Trồng Susu Nhiều Trái và Nhiều Ngọn

Susu là một loại cây không khó trồng. Việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, để cây Susu cho năng suất cao, nhiều trái thì việc canh tác đúng kỹ thuật là cần thiết. Vuacaytrong xin chia sẻ tới bà con Cách Trồng Susu đạt năng suất quả tối đa qua bài viết này. Mời bà con tham khảo.

Cách Trồng Susu Cho Năng Suất Cao

Susu là giống cây trồng cho thu hoạch trái và ngọn. Vì thế, trồng Susu là lựa chọn của nhiều bà nội trợ hoặc các hộ chuyên phát triển kinh tế nông nghiệp. Cây Susu không khó trồng và chăm sóc như những loại cây khác. Chỉ cần đáp ứng một số biện pháp kỹ thuật cơ bản là có thể trồng được một giàn Susu nhiều trái ngay tại vườn nhà.

cach-trong-susu-nhieu-trai
Giàn Susu gia đình

Yêu cầu thời vụ và giống

Cây Susu cần trồng đúng thời vụ là điều cần quan tâm trước nhất. Giống cây này ưa khí hậu mát, lạnh. Do đó, thời vụ thích hợp trong năm để trồng là khoảng tháng 9-10 âm lịch. Nếu trồng làm kinh tế thì bà con có thế làm giàn ngay trên đất ruộng. Nếu phục vụ gia đình thì chỉ cần làm giàn nơi phù hợp. Có thể dễ dàng trồng cây Susu trong chậu hoặc trong thùng xốp. Có thể leo giàn hoặc leo trồng ngay trên sân thượng nhà mình. Chăm sóc đúng ta vẫn thu được năng suất cao từ giống cây này.

Cây Susu có 2 loại giống. Tùy theo nhu cầu thu hoặc ngọn hay trái mà bà con lựa chọn. Về cơ bản, cách chăm sóc khá giống nhau, chỉ khác biệt về giai đoạn thúc quả hoặc thúc đọt mà thôi.

Lựa chọn trái giống to, nây đều, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú để trồng.

cach-trong-susu-nhieu-trai-va-nhieu-ngon
Trái Susu giống có mầm

Yêu cầu về đất trồng Susu

Cách trồng Susu lấy trái đối với Đồng Bằng và Trung Du

  • Chọn đất: Cây Susu vốn có bộ rể khỏe nên yêu cầu về đất trồng không quá cao. Đât phù hợp nhất để trồng là đất pha cát nhẹ. Tuy nhiên, cây thuộc loài chịu úng kém nên đất trồng yêu cầu thoát nước tốt.
  • Làm đất: Sử dụng vôi bột khử khuẩn, hạ phèn khắp ruộng. Tạo luống khoảng 1,5m và đào hố 80x40x40cm , hố cách hố 2.5 đến 3m. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục trước khi trồng cây giống khoảng 1 tuần.
  • Trồng mỗi hố 3 trái Susu giống đã nảy mầm. Phủ đất hở mầm và dùng bao tải cọc tre vây quanh để bảo vệ cây con

Trồng Susu lấy ngọn đối với Đồng Bằng và Trung Du

  • Chọn đất: giống như trồng lấy trái
  • Làm đất: Sử dụng vôi bột khử khuẩn, hạ phèn khắp ruộng. Tạo luống khoảng 1,5m và đào hố 50x50x40cm , hố cách hố 50cm đến. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục trước khi trồng cây giống khoảng 1 tuần.
  • Tương tự mỗi hố trồng 3 trái Susu giống đã có mầm. Phủ đất hở mầm và dùng bao tải cọc tre vây quanh để bảo vệ cây con.

Trồng Susu trong thùng xốp, chậu

  • Thùng xốp: Có thể sử dụng cách làm thùng xốp kiểu earthbox đơn giản để thuận lợi cho việc chăm sóc, tưới tiêu. Nếu không cần đục lỗ thoát nước xung quanh cách đáy thùng khoảng 4cm.
  • Đất trồng: sử dụng đất trồng cây bán sẵn hoặc trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (phân bò). 
  • Làm đất: nếu đất cũ đã từng trồng cây thì cần phơi đất dưới nắng to để diệt mầm bệnh và côn trùng gây hại có sẵn trong đất. Trộn đất với phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu để tăng độ xốp và thoát nước nhanh. Bón lót thêm phân chuồng hoai mục , Kali và Lân phù hợp với khối lượng đất trong thùng. Với thùng xốp cỡ 40kg thì chỉ cần bón 20gram NPK , 50 gram vôi bột, 20gram hữu cơ visinh là được.
  • Tạo hố trong thùng và bón lót phân chuồng, mùn rác. Sử dụng khoảng 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali rồi dùng đất mùn phủ hở mầm. Mỗi thùng chỉ nên trồng khoảng 2 trái giống là vừa đủ.
cach-trong-susu
Chuẩn bị thùng xốp trồng Susu – Thùng Earthbox

Cách Chăm Sóc Khi Trồng Cây Susu

Việc chăm sóc và bón phân cho cây Susu rất quan trọng. Nó là yếu tố quyết định năng suất cây sau khi đã chọn giống tốt và đất phù hợp gieo trồng.Vì thế, chăm sóc đúng kỹ thuật là điều người trồng Susu phải lưu ý. Có như vậy, việc canh tác giống cây này mới cho năng suất cao nhất.

Tưới nước:

  • Tưới đủ ẩm từ khi bắt đầu xuống giống Susu. Ban đầu. Khi mới trồng cầy vây quanh cây bằng bao bố để bảo vệ và che nắng cho cây. Việc tạo bóng râm cho cây là điều cần thiết, nhất là khi canh tác trên diện tích lớn ngoài đồng ruộng.
  • Khi cây đạt được 5 đến 7 lá thật thì có thể tưới Ure pha loãng cách xa gốc để giúp cây phát triển mạnh, lá mọc nhanh.
  • Cây Susu có nhu cầu về độ ẩm khá cao. Độ ẩm phù hợp cho cây phát triển từ 80% đến 85%. Do đó, cần chú ý tưới giữ ẩm cho cây nhất là khi bắt đầu ra hoa tạo trái. Song song với việc giữ đủ ẩm, bà con cần lưu ý khi mưa lớn. Đảm bảo tiêu nước nhanh vì cây không phải là loài cây chịu úng.

Làm giàn:

  • Khi cây mọc dài khoảng 0,5m thì bắt đầu cắm cọc để cây leo giàn. Chiều cao đúng tiêu chuẩn của giàn là khoảng 2m, không lên làm quá cao. Việc làm giàn cho cây leo là cần thiết cho sự phát triển tối ưu của cây bất kể trồng ở khu vực nào.
  • Khi cây bắt đầu leo giàn, bà con cần chú ý vun đất gốc cây để cây có thể lấy dinh dưỡng từ đất thuận lợi hơn. Giữ cho gốc thoáng và đủ ẩm.

Cắt tỉa:

  • Đối với Susu bà con tuyệt đối không bấm ngọn cắt tỉa khi cây chưa leo tới giàn. Việc bấm ngọn sớm có thể làm teo cây và chết cây.
  • Khi cây sinh nhiều dây leo thì cần san đều trên giàn sao cho chúng không chồng chéo lên nhau. Khi thân chính bò trên dàn khoảng 2m thì lúc này có thể bấm ngọn và cắt tỉa những cành yếu.

Bón phân cho cây Susu:

Lượng phân bón cho một sào bắc bộ khoảng 400-500kg phân chuồng hoai mục, 50kg Lân, 50kg Kali, 25kg Ure, 20kg vôi bột.

  • Bón lót:  mỗi hố : 0.5kg vôi bột, 5-10kg phân chuồng, 0,5kg lân.
  • Bón thúc: với 50kg Kali, 25kg Ure, chia làm 9-12 lần bón trong năm, giảm dần về cuối vụ. Khi cây bắt đầu trổ hoa, trộn đạm và kali theo tỷ lệ 1:2 hòa với nước để tưới. Cứ sau mỗi đợt thu hoạch trái (10-15 ngày) thì tiếp tục bón thúc cho đợt kế tiếp.

Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Susu:

Khi canh tác cây Susu, việc phòng sâu bệnh sẽ hiệu quả hơn khi trừ sâu bệnh. Bà con nên thực hiện theo các nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp IPM the chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations ).

  • Đất trồng thoát nước tốt. Có thể luân canh để hạn chế sâu bệnh.
  • Lựa chọn giống khỏe mạnh, sạch mầm bệnh.
  • Khử trùng, về sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng vụ mới.

Như vậy, việc canh tác cây Susu hoặc trồng Susu trong thùng xốp (trong chậu) không có gì quá khó. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cách nhìn rõ ràng hơn về cách trồng và chăm sóc cây Susu. Chúc bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *