Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi

Bưởi là giống cây không khó trồng và chăm sóc dễ dàng. Tuy nhiên, ta cần chú ý những đặc điểm của cây để xuống giống và chăm sóc sao cho tốt nhất. Vựa Cây Trồng xin chia sẻ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi. Hy vọng bà con có thêm thông tin tham khảo và trồng loài cây này cho năng suất cao.

Cây Bưởi là loài cây nằm trong chi Cam Chanh, có tên tiếng Anh là Pomelo. Trái cây (quả) thường có màu xanh lục, khi chín chuyển vàng. Trái cây có nhiều múi dày, có vị chua hoặc ngọt tùy giống cây. Trái  cây có nhiều kích thước tùy thuộc vào giống được trồng: Bưởi Đoan Hùng có đường kính khoảng 15cm. Bưởi Năm Roi, Bưởi Tân Triều, Bưởi Da Xanh, Bưởi Diễn, Bưởi Đường… thì trái lớn hơn, đường kính vào khoảng 18-20cm.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi

Chuẩn Bị Giống Bưởi

  • Bưởi thường được nhân giống bằng qua cách ghép chồi (mắt) từ vườn cây đầu dòng đã từng cho trái ngon và đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bà con có thể trồng bưởi bằng cách chiết cành. Những cành chiết nên khỏe mạnh và không mang mầm bệnh.
  • Hiện nay trên thị trường cây, giống bưởi thường được trồng trong túi bầu nilon, chiều cao của cây giống có thể đạt 60 cm từ mắt ghép hoặc từ mặt bầu trở lên.
  • Bà con cần lựa chọn kỹ giống khi mua. Nên mua cây giống của các cơ sở tin cậy, uy tín, cây không sâu bệnh.

Các Tiêu Chuẩn Cần Lưu Ý Khi Mua Giống Bưởi Ghép Mắt Như Sau:

+ Gốc cây ghép (còn gọi là gốc ghép): Thường được chọn cây gieo từ hạt hoặc cây giâm chiết cành khỏe mạnh. Gốc ghép phải đạt tiêu chuẩn thân thẳng và cổ rễ ngay ngắn. Đường kính của gốc ghép đủ lớn, thường từ 1,0 – 1,2 cm. Bà con nên chọn giống được ghép từ gốc ghép bưởi. Nếu mua giống của nhà vườn cần đảm bảo điều này.

Thân giống ( tình từ vị trí ghép lên khoảng 2 cm):  Thân thẳng tròn và vững chãi. Những cây giống có vết thương cơ học sâu vào lõi gỗ là những cây không đạt chuẩn. Chiều cao của cây cao khoản 60cm đến 80 cm là tốt nhất.

Vị trí ghép chồi (mắt): Nên chọn các cây có vị trí ghép cách mặt bầu khoảng  20 đến 30 cm. Vết ghép đã liền sẹo tốt.

Lá cây giống: Chọn cây có lá xanh tốt. Đảm bảo đúng kích thươc lá và hình dạng đặc thù của giống Bưởi định trồng. Không có vết rụng lá, số lá đủ. Cây giống phát triển tốt thì có nhiều rễ tơ. Cây phát triển đồng đều, khỏe mạnh phải đạt mức lớn hơn hoặc bằng 95%.

+ Về Sâu bệnh : Bà con lưu ý khí chọn giống không mang triệu chứng của các bệnh như: ghẻ, loét, chảy nhựa ( chảy mủ)  hoặc mang sẵn các loại sâu bệnh như: bệnh thán thư, bệnh bọ trĩ, bệnh vẽ bùa,…

Lưu ý: Khi trồng cây Bưởi bà con chỉ nên chọn một loại giống cây duy nhất. Không nên trồng xen với giống khác hoặc các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Ngoài những giống Cây Bưởi ghép , bà con có thể trồng bưởi chiết. Cây chiết nhanh cho trái hơn, chất lượng trái sẽ giống chất lượng trái của cây mẹ.

Chuẩn Bị Đất Trồng Bưởi

Cây Bưởi là loài cây không kén đất. Bà con có thể trồng nó trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể trồng trên đất thịt nhẹ hoặc kể cả đất thịt nặng trung bình. Tuy nhiên, muốn đạt được năng suất cao bà con cần chọn đất sâu 1m trở lên, đất giàu mùn (khoảng 2 đến 2,5%) và đất giàu chất hữu cơ. Đất vườn xuống giống đảm bảo thoát nước tốt. Bà con không nên trồng bưởi trên đất có tính acid mạnh hoặc đất phèn (độ pH<5), đất có tỷ lệ hạt sét thấp như đất pha cát.

Đất trồng vùng cao nên đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới nước trong mùa nắng. Đến mùa mưa thì phá vồng để cây không bị ngập úng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi:

  • Trên mô (hố) đã bón lót bà con thực hiện đào lỗ  chính giữa kích thước lớn hơn bầu cây giống khoảng 10cm.
  • Xé bỏ bầu nilon nhẹ nhàng không làm vỡ bầu và đặt cây xuống. Mặt bầu cao hơn mặt hố khoảng 2-3cm, ém chặt đất và lấp đất ngang mặt bầu sau đó tưới nước.
  • Đóng cọc để cột giữ cây.
  • Khi xuống bầu, bà con lưu ý xoay mắt ghép của cây theo hướng gió chính để tránh gãy chồi ghép.
  • Nếu trồng giống chiết , bà con nên trồng cây nghiêng một góc 45 độ để cây phát triển cành mới. Khi cành mới và nhánh mới phát triển thì lúc đó sẽ cắt bỏ các nhánh ban đầu nằm nghiêng sát mặt đất của cây chiết. Đối với các cây chiết có cành phát triển cân đối thì có thể trồng thẳng đứng như cây ghép.

Mật Độ Trồng Bưởi:

Thông thường khoảng cách trồng tối ưu đối với Cây Bưởi là 5m x 5m. Mật độ trồng khoảng 400 cây/ha.

Tuy nhiên, tùy theo thổ nhưỡng mỗi vùng mà bà con điều chỉnh khoảng cách trồng sao cho phù hợp.

Mật độ trồng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long:

  • Khoảng 40cây/1000 m2 (40 cây/sào nam bộ) . Mật độ này tương ứng với khoảng cách trồng 4m x 5m. Khu vực Sóc Trăng,Tiền Giang  khoảng cách trồng bưởi da xanh chuẩn khi lên luống ( hay liếp ) sẽ là rộng: 4m và dài 5m (hoặc 5x6m), rãnh con khoảng 30 – 50 cm.

Khu vực Đồng bằng Sông Hồng:

  • Khoảng cách 5 X 5 m, mật độ 400 cây/ha.
  • Khoảng cách 6X 5 m, mật độ 335 cây/ha.
  • Khoảng cách 6X 6 m, mật độ 280 cây/ha.

Tùy theo giống Bưởi bà con trồng sẽ áp dụng mật độ sao cho phù hợp.

Lưu ý:  

Bà con hay mắc sai lầm khi trồng cây có múi nói chung và cây Bưởi nói riêng là: Trồng sâu chôn chặt. Đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Vì ngay tại phần tiếp giáp rễ và thân có vô số van một chiều chạy lên. Những cây có gốc bị vùi chặt (nén chặt) cổ rễ thì cây hấp thu nước và dinh dưỡng kém, cây sẽ bị yếu dần.

Đặc biệt hiện này các vườn chăm hữu cơ trồng sâu quá thì nó thường xảy bị lỗi sau: mỗi lần bón hữu cơ mình cứ vun vào, vun vào gốc. Khi phân hữu cơ chưa được phân hủy hoàn toàn lại gặp mưa lâu ngày. Các chất hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường ngập nước. Lúc này, phân hữu cơ sẽ sinh ra khí H2S và các độc chất hữu cơ. Rễ cây hấp thụ những chất này thì cây sẽ bị yếu.

 Thời vụ

  • Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bà con nên xuống giống đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới. Tuy nhiên, phải phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh nhất là rầy chổng cánh tấn công đọt non. Bà con cũng có thể trồng cuối mùa mưa để hạn chế sâu bệnh hại nhưng cần phài đảm bảo nước tưới đầy đủ cho cây bưởi phát triển.
  • Đối với miền Bắc, bà con nên xuống giống vào mùa Xuân (từ tháng 2 – tháng 4) hoặc mùa Thu (từ tháng 8 – tháng 10). Trong điều kiện chủ động nước tưới, trồng vào vụ Thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa Xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi

Nước tưới: Mùa khô bà con cần thường xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa, nếu mưa liên tục cần đánh rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng. Cây Bưởi cần khá nhiều nước, khoảng 64 lít nước/ngày và tới 135 lít/ngày tùy theo mùa và giai đoạn sinh trưởng (Theo nghiên cứu của đại học Arizona (Mỹ)).

Làm cỏ: Để cỏ dại không có cơ hội phát triển, khi cây bưởi giữa các hàng chưa giao tán bà con nên trồng xen các loại cây họ đậu. Các loại cây họ đỗ họ đậu này mang tới tác dụng giữ ẩm cho cây, làm tăng lượng đạm hữu cơ trong đất và có thể giúp bà con tăng thu nhập phụ. Ở gốc cây, bà con nên phủ cỏ khô hoặc rơm rạ, bèo… để hạn chế cỏ dại mọc.

Tạo tán: Tạo tán cần tiến hành ngay từ năm tuổi thứ 2 của cây bưởi. Bà con quan sát ở gần vị trí mắt ghép và chỉ chọn giữ lại  ba mầm khỏe nhất, lớn nhất và thẳng mọc ra từ thân chính  làm cành cấp 1, dùng que tre, nứa hoặc gỗ nhỏ ( không dùng cây kim loại) cắm xuống đất nhằm mục cố định cành ở góc 40 độ.

Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), mỗi cành này chỉ để lại 2 cành cách thân chính 25cm. Cành này với cành mọc ra từ thân chính hợp với nhau thành một góc 35 độ. Từ các cành cấp 2 cây sẽ mọc thêm những cành mới (cành cấp 3) có thể để lại nhiều cành cấp 3 này, tuy nhiên những cành yếu và mọc quá dày nhau thì cần cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.

Tỉa cành: Việc tỉa cảnh cho Bưởi nhằm mục đích làm quang vườn, tạo thêm không gian cho cây Bưởi phát triển. Hơn nữa, việc tỉa cành giúp loại bỏ những cành lá bưởi già yếu, sâu bệnh. Tránh sâu bệnh lây lan ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Sau khi thu hoạch trái, bà con cũng cần cắt tỉa cành. Những cành đã có trái vụ trước, những  cành sâu bệnh. Những cành đang chồng chéo lên nhau cũng không nên để. Những cành vượt cũng nên loại bỏ vì tốn dinh dưỡng, hạn chế được sâu bệnh hại.

Chắn gió: Nên trồng cây keo đậu, keo tai tượng, cây muồng vàng làm cây chắn gió. Trồng cách hàng cây trồng ít nhất 5m để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Trồng cây chắn gió vuông góc với hướng gió chính trong năm của vườn.

Kỹ Thuật Kích Thích Ra Hoa, Đậu Quả Khi Trồng Cây Bưởi

Việc kích thích ra hoa cho cây bưởi được tiến hành sau khi thu hoạch từ 1-2 tháng. Với mỗi giống bưởi khác nhau thời gian kích thích ra hoa lại khác nhau. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Hạn chế tưới nước cho cây, có thể tiến hành khoanh vỏ hoặc đốn rễ để hạn chế sự phát triển của cây. Khi thấy cây có hiện tượng héo và trút lá là được

Bước 2: Cắt bỏ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây.

Bước 3: Khi cây bắt đầu ra hoa cần tưới nước liên tục trong vòng 2 ngày liền

Bước 4: Khi Bưởi ra quả bằng chén trà nhỏ cần cung cấp thêm  phân NPK. Mỗi cây bón khoảng 1kg/cây giúp quả nhanh lớn và không bị rụng.

Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Khi Trồng Cây Bưởi

Cây bưởi có khá nhiều các loại sâu bệnh hại như: Sâu vẽ bùa; sâu đục thân, đục cành;  nhện đỏ, nhện trắng; thối gốc, chảy nhựa……….Dưới đây là biểu hiện bệnh và cách diệt trừ.

Sâu vẽ bùa:  Các vết màu trắng ngoằn ngoèo trên lá xuất hiện nghĩa là cây bị sâu vẽ bùa tấn công. Bà con có thể  tỉa bỏ những lá có dấu vết như vậy, có thể cắt cành bị nhiễm bệnh. Có thể dùng thuốc trừ sâu vẽ bùa mua ở cửa hàng thuốc BVTV.  Bà con cũng có thể dùng nước ấm phun vào chiều mát lên những lá bị nhiễm cũng có thể xử lý, tuy nhiên chỉ áp dụng khi trồng ít.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi
Bệnh Sâu Vẽ Bùa

Sâu đục thân, đục cành: Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân đục cành có trên cây Bưởi là thân, cành bị rỗng và thấy xuất hiện mủ vàng, đùn các mẩn gỗ li ti trên thân cây. Phòng trừ sâu đục thân, đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu vào lỗ cây bị đục đồng thời cắt bỏ cành bị sâu hại.
Sâu đục thân làm cây yếu dần nếu không xử lý kịp thời cây sẽ chết

Nhiễm nhện đỏ, trắng hoặc bọ xít: Bà con có thể sử dụng thuốc diệt chuyên dụng đặc trị nhện hoặc bọ xít cho cây.

Bệnh chảy nhựa (mủ), thối gốc. Bệnh này xuất hiện ở những vườn quá ẩm thấp và úng ngập nước. Phòng tránh bằng cách khơi thông thoát nước nhanh, xử lý vật che chắn làm vườn thông thoáng hơn. Khi nhiễm bệnh này bà con có thể dùng thuốc chuyên trị bệnh thối gốc, chảy mủ .

Trên đây là những chia sẻ của Vuacaytrong về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi. Hy vọng bà con có thể tham khảo để có vụ trồng bội thu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *