Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá Xử Lý Như Thế Nào?

Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá Xử Lý Như Thế Nào? Đây là câu hỏi mà nhiều bà con trồng Sầu Riêng quan tâm. Vựa Cây Trồng xin chia sẻ tới bà con nguyên nhân và cách xử lý khi vườn Sầu Riêng bị vàng lá. 

Nguyên Nhân Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá

Khi trồng cây Sầu Riêng thì bà con gặp rất nhiều chứng bệnh trên cây. Bệnh vàng lá là bệnh thường gặp. Để xử lý triệt để, bà con cần biết những nguyên nhân gây ra chứng bênh này.

Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá do không đủ dinh dưỡng.

Giống như các loại cây ăn trái khác, cây Sầu Riêng là cây ăn trái cần rất nhiều dinh dưỡng. Cây muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì cần được cung cấp đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng.

Biểu hiện: trên lá có dấu hiệu teo nhỏ. Xuất hiện các đốm màu vàng nhạt lúc ban đầu và lan rộng. Đầu lá khô, biến dạng và có thể rụng.

Cây Sầu Riệng bị vàng lá nếu không đủ dinh dưỡng thì thường có biểu hiện trên rải đều trên toàn bộ cây. Không những thế. cây còn chậm lớn, cành còi cọc, ít đọt non, kháng bệnh kém.

Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá do bị nấm

Cây Sầu Riêng rất dễ bị nhiễm nấm bệnh hơn các loại cây ăn trái khác. Những bệnh nấm gây vàng lá thường gặp như thán thư ướt (Colletotrichum Spp), đốm lá (Phomopsis durionis)…

Biểu hiện: có những vệt hoại tử quầng vàng trên lá hoặc lá nâu đậm lan từ rìa lá vào trong ngả vàng.

cay-sau-rieng-bi-vang-la
Lá của cây Sầu Riêng bị thán thư

Lá bị hư hại do nhiễm nấm làm cây không thể quang hợp. Cây sẽ còi cọc dần và kém phát triển.

Khi một cây bị nhiễm nấm thì sẽ lây lan rất nhanh ra cả vườn. Thấy cây có biểu hiện nhiễm nấm thì bà con cần xử lý nhanh chóng đúng cách.

Bị Vàng Lá do bị nhện đỏ

Khi bị nhện đỏ tấn công, lá Sầu Riêng sẽ xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti. Nhện đỏ ăn chất diệp lục của lá khiến lá chuyển dần sang màu vàng nhạt. Khi bị nhện tấn công mạnh, lá sẽ chuyển sang màu vàng xám giống như bám bụi. Lá sẽ khô dần và rụng.

cay-sau-rieng-vang-la
Lá Sầu Riêng bị nhện đỏ tấn công

Nhện đỏ tấn công từ mặt dưới của lá. Chúng phát triển mạnh trong vườn ẩm thấp gặp thời tiết nắng nóng.

Khi cây bị nhện đỏ tấn công, cây sẽ yếu dần do thiếu diệp lục cho việc quang hợp. Khi cây chuẩn bị ra hoa mà bị nhện đỏ tấn công thì khả năng ra hoa và đậu trái rất thấp. Cây yếu, rụng hoa và trái non.

Bị Vàng Lá do thối rễ

Cây Sầu Riêng trong giai đoạn kiến thiết rất dễ gặp phải. Nấm Fusariumm và nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất trồng sẽ phát triển nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chúng gây héo rễ, thối rễ, xì mủ và nứt thân của cây.

sau-rieng-bi-vang-la
Sầu Riêng bị vàng lá do thối rễ

Biểu hiện: lá cây bị chuyển sang màu vàng toàn bộ kể cả gân lá. Lá vàng xuất hiện từ đọt non tới lá già cùng trên 1 cành. Hiện tượng vàng từng cành này không xuất hiện đồng thời trên toàn bộ cây.

Hiện tượng vàng lá này là do nấm thối rễ làm cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Nếu bị nặng có thể gây chết cây

Bệnh vàng lá do thối rễ khi xuất hiện cũng sẽ lan rất nhanh ra toàn vườn Sầu Riêng. Vì vậy, khi phát hiện bà con cần xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật.

Cách Xử Lý Khi Cây Sầu Riêng Bị Vàng Lá

Cây không đủ dinh dưỡng:

Trong giai đoạn kiến thiết, nhất là khi mới xuống bầu trồng. Bộ rễ của cây lúc này còn yếu và chưa quen với môi trường đất trồng. Bà con cần tưới đủ ẩm để bộ rễ thuận lợi phát triển và làm quen với môi trường. Bà con có thể bổ sung thêm chất kích rễ an toàn trong 7 đến 10 ngày đầu.

Khi cây đâm chồi, bà con nên thuốc phòng sâu, rầy và bổ sung các chất đa – trung – vi lượng cho cây. Như vậy, cây sẽ ra đọt mạnh, lá khỏe, cây khỏe.

Bà con lưu ý không lạm dụng phân vô cơ. Khi cây lên đọt non thì tiến hành bổ sung dinh dưỡng từ phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh là tốt nhất.

Khi cây trong giai đoạn kinh doanh. Mỗi giai đoạn phát triển cây đều có nhu cầu nhất định với các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng khác nhau. Bà con cần bón phân đủ, đúng liều lượng cho cây. Tránh tình trạng bón lệch, không đủ hoặc quá nhiều gây mất cân đối dinh dưỡng.

Cây bị nhiễm nấm bệnh

Cắt bỏ và tiêu hủy ngay những bộ phận bị nhiễm bệnh (cành, lá , hoa, trái). Cắt bỏ những cành yếu, gần mặt đất, chồng chéo … để vườn thông thoáng.

Cải tạo nền đất bằng cách bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh để bổ sung vi sinh vật có lợi. Có thể bón phân chuồng hoai mục và Tricoderma để hạn chế bệnh phát triển. Giữ đủ ẩm vườn bằng cỏ, rơm rạ khô hoặc các vật liệu hữu cơ khác.

Sử dụng thuốc đặc trị phun đẫm để sát khuẩn và tiêu diệt nấm bệnh. Đối với bệnh đốm lá, cháy lá chết ngọn có thể sử dụng Bonanza 100SL hoặc Validacin 5L. Đối với bệnh thán thư có thể sử dụng  Antracol 70WP , Manozeb 80WP hoặc các thuốc gốc đồng.

Nếu cây bị nhiễm bệnh giai đoạn trái lớn thì cần phun đảm bảo đúng thời gian phân hủy thuốc theo hướng dẫn. Tránh dư lượng thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Xử lý nhện đỏ gây hại

Khi vườn Sầu Riêng mới xuất hiện nhện đỏ gây hại, bà con có thể dùng các chế phẩm dòng thiên địch. Ví dụ như BioPro Ambly theo hướng dẫn để tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của nhện đỏ.

cay-sau-rieng-nhen-do
Sử dụng thiên địch chống Nhện đỏ

Nếu vườn có dấu hiệu nhiễm nặng, bà con cần dùng thuốc diệt nhện đỏ. Loài nhện gây hại này có khả năng kháng thuốc rất cao nên bà con cần thay đổi thuốc luân phiên. Phun thuốc đẫm 2 mặt lá trong mỗi 5 ngày. Nếu bị quá nặng thì phun làm 3 lần trên các lá non, đọt mới ra. Lần một lúc mới nhú đọt, lần 2 khi đọt rộ và lần 3 khi bung lá lụa.

Bà con nên lựa chọn các chế phẩm sinh học từ thảo mộc sẽ an toàn hơn cho cây.

Để phòng nhện đỏ phát triển bà con cần cắt tỉa cành để tạo thông thoáng cho vườn. Bón phân hợp lý để cây tăng sức đề kháng, chống chịu. Có thể phun nước giống mưa để rửa mặt lá.

Phục hồi cây sau khi bị nhện đỏ gây hại:

Nhện đỏ chủ yếu gây hại trên lá cây Sầu Riêng. Vì thế việc phục hồi cây có thể kéo dài cả tháng có khi vài tháng. Bà con cần bón phân bổ sung trung – vi lượng tối đa giúp cho cây nhanh phục hồi.

Xử lý bệnh thối rễ

Bà con thực hiện các bước sau đây để xử lý bện thối rễ gây vàng lá ở cây Sầu Riêng.

  • Bước thứ nhất: thực hiện xới phần đất xung quanh tán để dò tìm phần rễ bị thối. Rễ thối có màu đen, vỏ rễ bong ra và có mùi. Các ngọn non, cành bị vàng sẽ tương ứng với các rễ thối. Cào lớp đất này lên và trộn vôi bột và phân chuồng hoai mục để tăng độ pH. Thực hiện tưới 2-3 lần/10 ngày để phá hủy môi trường sống của nấm
  • Bước thứ 2: bà con sử dụng nấm đối kháng sau 15 ngày. Tưới 2 lần cách nhau 1 tuần để diệt nấm bệnh và kích thích cây ra rễ mới.
  • Bước thứ 3: kiểm tra rễ sau 20 ngày, khi rễ non ngả vàng thì bắt đầu bổ sung Acid Humic để rễ phát triển khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho cây ra đọt non mới.
  • Bước thứ 4: sau 1 tháng bà con tiến hành bổ sung phân bón lá sinh học cho cây. Phun khoảng 2-3 lần cách nhau 1 tuần.

Lưu ý trong giai đoạn cây đang thối rễ bà con không sử dụng phân bón lá.

Trên đây là những chia sẻ của Vựa Cây Trông tới bà con về nguyên nhân và cách xử lý khi cây sầu riêng bị vàng lá. Hy vọng giúp được bà con ít nhiều khi trồng và chăm sóc giống cây này. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *